Nghiên cứu mới đây cho thấy tiềm năng của tế bào gốc gân để cải thiện việc chữa bệnh và điều trị chấn thương gân cấp và bệnh gân mạn tính.Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The FASEB Journal cho thấy tế bào gốc gân có thể cải thiện đáng kể các bệnh về gân bằng cách điều hoà phản ứng viêm, góp phần làm lành vết thương và suy thoái chất nền mạn tính. Điều này có liên quan đến việc điều trị chấn thương gân cấp và bệnh gân dây chằng mạn tính.
Tiến sĩ Chang H. Lee, nhà nghiên cứu và trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Tái tạo (Đại học Columbia, Trung tâm Y tế Irving, New York) cho biết: “Viêm giữ vai trò quan trọng trong chấn thương gân cấp tính và mạn tính). Các phát hiện của chúng tôi cho thấy một nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một phương pháp điều trị mới có thể điều hoà phản ứng viêm gân, viêm dây chằng, đau cơ và các chấn thương dây chằng khác.”
Trong nghiên cứu của họ, Lee và các đồng nghiệp đã sử dụng cả mô hình in vitro tế bào người và trong các mô hình chuột vivo. Trong in vitro, các TSC sau khi phân lập được kích thích với các cytokine tiền viêm và sự biểu hiện của các gen tham gia vào quá trình điều trị viêm được đánh giá. Trong in vivo, các nhà nghiên cứu đánh giá các phản ứng viêm của TSCs, bao gồm sự thâm nhiễm các đại thực bào và biểu hiện các cytokine tiền viêm ở các thời điểm khác nhau. Các yếu tố tăng trưởng mô liên kết (CTGF) được sử dụng trong cả hai mô hình để kích thích vai trò chống viêm của TSCs. Các nhà nghiên cứu nhận thấy CTGF đã kích thích TSC tạo ra các cytokine chống viêm, do đó dẫn đến việc cải thiện gân, dây thần kinh và tái tạo chất nền.
Tiến sĩ Thoru Pederson, Tổng Biên tập tạp chí The FASEB Journal, cho biết: “Nhiều người dự đoán rằng việc chữa lành gân là liên quan đến viêm, nhưng các vai trò chống viêm của TSC có thể rất mạnh là một phát hiện nổi bật.”
Đọc thêm tại:
Solaiman Tarafder, Esther Chen, Yena Jun, Kristy Kao, Kun Hee Sim, Jungho Back, Francis Y. Lee, Chang H. Lee. Tendon stem/progenitor cells regulate inflammation in tendon healing via JNK and STAT3 signaling. The FASEB Journal, 2017; fj.201700071R
Leave a Reply